Mục lục
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU
Căn chỉnh nhanh chậm là quá trình điều chỉnh sai số về mức tiêu chuẩn của đồng hồ mà không cần tháo rời các chi tiết máy. Quá trình căn chỉnh được thực hiện trên bộ phận cầu vành tóc.
Đồng hồ chạy nhanh thường sẽ bị nhiễm từ. Ngoài ra, đồng hồ cũng có thể gặp tình trạng chạy nhanh không kiểm soát, nhanh tới cả một vài tiếng đồng hồ trên 1 ngày. Đó chính là hiện tượng dội cót do bộ thoát của đồng hồ gặp trục trặc, mà thường là do ngựa gặp vấn đề dẫn đến năng lượng thoát ra từ hộp cót không được kiểm soát. Khi đó, khách hàng bị tình trạng này cần phải để lại để chúng tôi xử lý triệt để.
Với đồng hồ bị chậm: Kỹ thuật viên sẽ tiến hành tháo nắp đáy đồng hồ và điều chỉnh bộ điều hòa trên vành tóc. Mỗi một cơ cấu máy sẽ có cách điều chỉnh khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông số sau đúng quy định của nhà sản xuất Daily Rate (Sai số mỗi ngày), Amplitude (Biên độ), Beat Error.
Khi nào cần căn chỉnh nhanh chậm đồng hồ cơ?
Máy đo Tester 6000A sẽ cho biết các chỉ số quan trọng như: Daily Rate, Amplitude, Beat Error. Tùy vào các chỉ số này như thế nào mà người thợ sẽ đưa ra được kết luận về tình trạng của chiếc đồng hồ. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng chỉ số ngay sau đây. Lưu ý đồng hồ đo khi đã được nạp căng cót
Amplitude (Biên độ): Chỉ số này được hiểu đơn giản như độ khỏe của máy đồng hồ. Một cơ cấu máy được gọi là khỏe khi được nạp đầy cót là có biên độ giao động cao nằm trong khoảng 280-320. Biên độ giao động quá thấp báo hiệu tình trạng khô dầu, các chi tiết máy dính bụi bẩn … nên cần phải bảo dưỡng lau dầu. Để tiện tham khảo, máy Sellita SW200 theo nhà sản xuất có biên độ tối đa là 315 và biên độ tối thiểu cho phép là 210, một số máy Nhật Bản (như Miyota và Seiko) thì biên độ giao động tối đa trong khoảng 270-315, trong khi đó biên độ tối thiểu cho phép là tren 230. Đây là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá xem liệu đồng hồ của bạn chỉ cần căn chỉnh nhanh chậm hay là cần phải bảo dưỡng lau dầu hay không.
Daily Rate (Sai số mỗi ngày) Sai số trung bình trong mức độ cho phép của các hãng cũng khác nhau khá nhiều: Đồng hồ Nhật thông thường: từ -25 đến +35s/ngày, đồng hồ Thụy Sĩ thông thường: từ -10 đến +15s/ngày, đồng hồ Cao cấp: từ -4 đến +6s/ngày. Thực tế, sau một thời gian sử dụng, đồng hồ sẽ xuất hiện tình trạng chậm dần (với nhiều máy Nhật Bản thường sau 1 năm, với Rolex hãng cũng thông báo sau 2,5 năm trở đi) nhưng sai số vẫn nằm trong khoảng cho phép của hãng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn muốn căn chỉnh để sai số về mức tối thiểu nhất. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra dựa trên các thông số sẽ tiến hành căn chỉnh đáp ứng sát nhất yêu cầu của khách hàng.
Beat Error: Thể hiện sự mất đồng bộ trong dao động của Balance wheel (bánh xe cân bằng). Trong 1 chu kỳ, Balance wheel chuyển động về 2 phía, sai số giữa 2 lượt chuyển động chính là beat error. Thông số này ít ảnh hưởng đến sai số nhưng ảnh hưởng nhiều đến biên độ dao động. Giới hạn cho phép của nhà sản xuất thường nhỏ hơn 0.6ms. Chỉ số này lớn đồng nghĩa với việc chuyển động sẽ lệch về 1 phía nhiều hơn dẫn tới ma sát lớn hơn phần còn lại, về lâu dài sự ổn định của máy sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn tới chết máy.
Các kỹ thuật viên sẽ dựa trên các thông số từ máy đo và tiêu chuẩn từ hãng sản xuất để đưa ra kết luận tối ưu nhất cho khách hàng, đảm bảo khách hàng không phải tốn chi phí lau dầu không cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng không lạm dụng mà sử dụng đồng hồ trong tình trạng chạy cố quá thời gian khuyến cáo của hãng. Các trường hợp khô dầu dẫn tới tình trạng các chi tiết bị mài mòn. Khi đó, kỹ thuật viên buộc phải thay thế linh kiện, gây tốn rất nhiều chi phí. Đặc biệt, nhiều trường hợp không có linh kiện thay thế, đồng hồ sẽ không sử dụng được.
Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.
Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – VER.U – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC.