Mục lục
ĐÁNH BÓNG DÂY VỎ ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Đánh bóng đồng hồ là gì? Đánh bóng đồng hồ ở đâu uy tín, đảm bảo. Đồng hồ không bị ảnh hưởng từ tính trong quá trình đánh bóng. Goldkarat có những dịch vụ đánh bóng đồng hồ nào? Các loại dây nào có thể đánh bóng? Cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé.
Đánh Bóng Đồng Hồ Là Gì ?
Đồng hồ qua quá trình đeo và hoạt động hằng ngày sẽ không tránh khỏi bị va quẹt vào những vật dụng hoặc tiếp xúc với các hoá chất khác khiến đồng hồ bị trầy, mờ, mất đi tính thẩm mỹ của đồng hồ. Giải pháp lấy lại vẻ đẹp vỏ ngoài cho đồng hồ chính là đánh bóng đồng hồ.
Đánh bóng đồng hồ mang lại vẻ đẹp ban đầu ngay tức thì
Mục đích của việc đánh bóng kim loại là làm tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại, giúp nâng cao giá trị của sản phẩm.
Quá trình đánh bóng sẽ mài phá một lớp mỏng trên chất liệu để đưa về trạng thái đồng nhất bề mặt, với một số vết xước sâu nếu như không bù đắp chất liệu việc đánh bóng sẽ dẫn tới mất khối của dây hoặc vỏ đồng hồ. Do vậy chi phí đánh bóng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của đồng hồ, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra đưa tư vấn chính xác cho khách hàng.
Đánh bóng đồng hồ thép không gỉ hay inox
Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành đồng hồ bao gồm 316, 316L và 904 với độ bền cơ học, độ dẻo dai, chống chịu ăn mòn cao và phản ứng từ kém, tuy nhiên độ cứng của chúng lại không cao nên việc đánh bóng dễ dàng.
Đặc điểm nhận biết của chất liệu này có màu trắng xám, trên phần dây hoặc vỏ có thể ghi dòng chữ “Stainless Steel” hoặc chúng ta có thể tra thông số sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp trên website.
Đặc tính sản xuất cho dây, vỏ và khóa, núm, vành,… đều có dạng nguyên khối thép không gỉ cho nên việc đánh bóng sẽ làm mất đi một lớp rất mỏng để xóa đi các vết xước. Một số vết xước sâu hoặc bị sứt lõm sẽ được các kỹ thuật viên tiến hành bù chất liệu thép phù hợp sau đó mới đánh bóng với các thớ bóng thớ mờ như ban đầu.
Đánh bóng vỏ đồng hồ Rolex có bù thép
Đánh bóng dây đồng hồ Omega Planet Ocean
Đánh bóng đồng hồ mạ vàng
Những mẫu đồng hồ mạ vàng hoặc bọc vàng, là những mẫu đồng hồ thường được làm từ chất liệu chính là thép không gỉ và được phủ thêm một lớp mỏng vàng 10K, 14K, 18K hoặc hiện đại hơn là công nghệ mạ vàng PVD.
Đặc điểm lớp mạ này có độ dày vài micomet nên quá trình đánh bóng sẽ mài mòn lớp mạ để lộ ra phần thép trắng xám dẫn tới thay đổi màu sắc của đồng hồ. Do vậy với đồng hồ mạ vàng Goldkarat Hồ chủ yếu tư vấn làm sạch loại bỏ vết bẩn bằng siêu âm.
Nếu như lớp mạ đã xuống màu quá nhiều ảnh hưởng tới thẩm mĩ thì chúng ta có thể làm thêm bước nhả mạ, để đưa màu đồng hồ về màu thép. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục quy trình đánh bóng thông thường để đồng hồ như mới.
Đánh bóng đồng hồ xi mạ
Dây đồng hồ si là thuật ngữ có lẽ khá lạ lẫm với anh chị em đeo đồng hồ, Chất liệu của dây đồng hồ si là chất liệu thép non thậm chí atimon. Nhương thương hiệu sẽ mạ bên ngoài một lớp thép không gỉ giống như việc mạ pvd vậy, một lớp rất mỏng. Vì vậy nếu lớp mạ này bị xước hay bị bai theo thời gian sẽ để lộ bên trong một lớp thép màu tối hoặc lớp atimon rất xấu.
Hiện tại bệnh viện đồng hồ không nhận đánh bóng đồng hồ xi mạ vì đánh bóng sẽ lộ ra phần thép non hoặc atimon, một thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa tối màu rất xấu cho đồng hồ.
Đánh bóng đồng hồ làm từ vàng nguyên khối
Nhằm đem đến sự sang trọng và giá trị mà nhiều thương hiệu trung cấp, cao cấp đã sử dụng chất liệu vàng cho chiếc đồng hồ của mình. Các loại vàng được sử dụng bao gồm 10K, 14K, 18K hoặc vàng trắng, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là vàng 18K vì đây là vật liệu đạt sự lý tưởng trong hàm lượng giá trị, màu sắc, chống ăn mòn và oxy hóa rất tốt.
Nhược điểm chính của chất liệu này độ cứng chỉ vào 270-300 Vickers, để dễ so sánh, độ cứng của kim cương là 10.600 Vickers, Ceramic là 1.500, Titanium là 970 và Thép là 700. Vì vậy trong quá trình sử dụng đồng hồ rất dễ bị xước thậm chí bị sứt mẻ hoặc lõm vào. Công việc đánh bóng đồng hồ vàng khối cũng đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm vì chúng mềm chỉ sơ xuất nhỏ cũng dẫn tới mất khối đồng hồ chưa kể việc lạm dụng đánh bóng cũng làm mài mòn đồng hồ.
Sửa dây bị giãn và đánh bóng dây vỏ làm bằng vàng 18K của Rolex.
Đánh bóng toàn bộ dây, vỏ làm bằng vàng hồng 18K và kim cho đồng hồ Patek Phillippe
Đánh bóng vỏ đồng hồ Patek Phillippe làm bằng vàng trắng 18K
Đánh bóng mặt kính đồng hồ
Hiện tại Goldkarat nhận đánh bóng các loại mặt kính đồng hồ từ mica, kính cứng cho tới kính sapphire. Giá thành đánh bóng sẽ phụ thuộc nhiều vào độ cứng của các mặt kính, chi phí đánh bóng thông thường không chênh lệch so với thay kính mới thậm chí còn cao hơn nhiều. Lý do chủ yếu chúng ta đánh bóng mặt kính đồng hồ bởi vì không tìm được kính chính hãng để thay thế
Không phải loại mặt kính nào cũng có thể đánh bóng được, nhiều loại nếu đánh bóng xác suất vỡ kính là rất cao. Nên trước khi đánh bóng kỹ thuật viên sẽ thông báo cho quý khách về tình trạng của loại kính trên đồng hồ của mình.
Đánh bóng dây vỏ làm bằng Platinum (bạch kim)
Platinum là một loại kim loại quý hiếm, thường được gọi với cái tên bạch kim. Xét trên độ quý hiếm của kim loại thì Platinum đứng trên cả vàng và bạc với mật độ phân bố trung bình trên thế giới chỉ 0.005mg/kg.
Với đặc tính là khó định hình, việc chế tác vỏ đồng hồ bằng kim loại quý hiếm như Platinum tương đối khó, đòi hỏi tay nghề cao từ các nghệ nhân hàng đầu cùng máy móc lắp ráp đạt độ chính xác tuyệt đối. Platinum thường được sử dụng cho những bộ máy phức tạp nhất, bởi vậy, những mẫu đồng hồ có vỏ làm từ kim loại này thường có giá thành đắt đỏ, phù hợp với tầng lớp quý tộc, có địa vị trong xã hội.
Hiện nay platin được sử dụng chủ yếu để làm dây vỏ đồng hồ là Pt950 (chứa 95% platin còn lại 5% Đồng hoặc palladium hoặc iridium)
Lau dầu bảo dưỡng và đánh bóng vỏ đồng hồ bằng platin (bạch kim) A. Lange & Söhne
Đánh bóng các chi tiết máy
Các chi tiết máy được bảo vệ bên trong lớp vỏ đồng hồ nên chúng rất ít khi bị trầy xước chủ yếu do chúng ta mang sửa thợ đồng hồ không uy tín dẫn tới kim cọc, quả văng, ốc, … bị trầy xước; thêm nguyên nhân nữa đồng hồ bị rơi vỡ để các mảnh vỡ làm xước linh kiện bên trong.
Đánh bóng cầu vành tóc đồng hồ Daniel JeanRichard
Đánh bóng quả văng bị trầy xước cho đồng hồ Audemars Piguet
Có nên đánh bóng đồng hồ tại các tiệm giá rẻ
Đa phần những cửa tiệm sửa chữa giá rẻ hiện nay sẽ không đủ khả năng để đánh bóng đúng cách, không đủ các dụng cụ chuyên dụng cũng như kinh nghiệm kỹ thuật để xử lý, thao tác chính xác các công đoạn đánh bóng và có thể làm mất logo, làm lem nhem, xiên vẹo phần vỏ, dây hoặc làm ảnh hưởng xấu đến bộ phận máy của đồng hồ trong quá trình đánh bóng.
Đa số đồng hồ khoảng từ 2 năm trở lên mới phải đi đánh bóng một lần. Vì thế, Goldkarat khuyên bạn nên chọn gửi đồng hồ các cửa tiệm sửa chữa đồng hồ có uy tín cao, lâu đời, có nhiều kinh nghiệm về tay nghề để giữ gìn được giá trị và thẩm mỹ chiếc đồng hồ cao cấp của bạn.
Quy trình đánh bóng đồng hồ tại Goldkarat
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chất liệu đồng hồ, tư vấn khách hàng về vấn đề đánh bóng.
Bước 2: Tháo dây, tháo máy khỏi vỏ để tránh gây ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan trong quá trình đánh bóng.
Bước 3: Đánh mờ để phá các vết trầy trên đồng hồ bằng lơ phấn chuyên dụng.
Bước 4: Vệ sinh đồng hồ để loại bỏ các vụn kim loại.
Bước 5: Dùng keo giấy dán những chỗ không cần làm bóng và tiến hành đánh bóng.
Bước 6: Bỏ vào dung dịch máy rung để tẩy rửa, loại bỏ vụn kim loại và lau khô.
Bước 7: Lắp ráp các bộ phận vỏ và kiểm tra độ kín nước.
Bước 8: Lau khô, lắp máy lại vào vỏ và kiểm tra độ hoạt động chính xác của đồng hồ bằng máy đo chuyên dụng.
Bước 9: Kiểm tra lại kĩ thuật một lần nữa trước khi giao trả khách hàng.
———————————————————————————————————————————–
Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.
Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – VER.U – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC.