THAY THẾ LINH KIỆN ĐỒNG HỒ - GoldKarat
Được xếp hạng 0 5 sao
Lượt xem: 549

THAY THẾ LINH KIỆN ĐỒNG HỒ

Đồng hồ không chỉ là vật dụng xem giờ mà còn thể hiện phong cách của người sở hữu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về hệ thống phụ kiện đồng hồ đeo tay. Vậy thì các bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về các linh phụ kiện đồng hồ đeo tay.

Tổng quan về linh kiện đồng hồ đeo tay 

Có thể là hình ảnh về đồng hồ đeo tay và văn bản

Linh kiện đồng hồ là gì? 

Đồng hồ là một vật dụng có cấu tạo phức tạp với sự tham gia của hàng trăm linh kiện nhỏ. Toàn bộ các bộ phận đơn lẻ có trong chiếc đồng hồ như khung vỏ, nắp lưng, kính, mắt dây, cọc số, dây tóc,… và những tổ hợp như bộ vỏ, bộ máy,… thì đều được gọi là linh kiện đồng hồ.

Vai trò của các linh kiện đồng hồ

Các linh kiện này kết nối với nhau mang lại sự vận hành bền bỉ cho đồng hồ. Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi việc các linh kiện đồng hồ bị hao mòn và hỏng khiến cho hoạt động của cỗ máy đếm bị ảnh hưởng. Dù chỉ một trong số hàng trăm linh kiện bị gặp trục trặc cũng có thể khiến cho cả bộ máy bị đình trệ.

Các phụ kiện của đồng hồ đeo tay

Vỏ đồng hồ

Mỗi chiếc đồng hồ đeo tay đều sẽ được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài. Phần vỏ được coi là lớp áo bảo vệ đồng hồ khỏi những tác động bên ngoài cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Ngoài ra thì lớp vỏ còn là một trong những phần tiếp xúc trực tiếp với da tay của người sử dụng do đó chất liệu để làm vỏ đồng hồ cũng được các nhà sản xuất rất quan tâm. Một lớp vỏ được chế tác từ những chất liệu tốt không chỉ đảm bảo độ bền mà còn thể hiện tính thẩm mĩ của chiếc đồng hồ đó.

Những loại vỏ đồng hồ thường gặp hiện nay là vỏ thép Inox hay thép không gỉ, vỏ mạ (base metal), gốm, carbon, nhôm, titanium,… trong đó thép không gỉ vẫn là chất liệu được sử dụng nhiều nhất.

Kim đồng hồ

Những chiếc đồng hồ đeo tay và nhất là dòng đồng hồ Automatic thì chắc chắn rằng kim đồng hồ sẽ là một bộ phận không thể thiếu được. Với vai trò quan trọng góp phần thể hiện phong cách của cả cỗ máy đếm cho nên bộ kim luôn được nhà sản xuất đặc biệt thiết kế tỉ mỉ và chi tiết.

Đã có rất nhiều kiểu dáng kim đồng hồ khác nhau được trang bị cho đồng hồ Thụy Sỹ đeo tay. Một số loại kim được sử dụng nhiều nhất hiện nay là kim Breguet (kim mắt ngỗng), kim Sword, kim Alpha, kim Arrow, kim Baton, kim Cathedral,… Mỗi loại kim sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau cho người dùng. Tùy vào sở thích của mình, các tín đồ đồng hồ có thể lựa chọn cho mình những chiếc đồng hồ phù hợp nhất với mình.

Dây đồng hồ

Là bộ phận kết nối trực tiếp đồng hồ với người sử dụng cho nên các nhà sản xuất luôn đặc biệt lựa chọn những chất liệu tốt nhất để chế tác dây đồng hồ. Những chiếc đồng hồ được làm bằng chất liệu tốt không chỉ mang đến cho sản phẩm sự bền bỉ mà còn tạo được cảm giác đeo tuyệt vời nhất dành cho người sử dụng.

Dây đồng hồ có thể được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như Inox, thép không gỉ, dây mạ, dây hợp kim Titanium, dây da, dây nhựa, dây vải, dây cao su,… Tùy vào từng sản phẩm và mức giá khác nhau nhà sản xuất sẽ lựa chọn những chất liệu để làm dây đồng hồ. Sự đa dạng của dây đồng hồ cũng mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng.

Kính đồng hồ

Kính chính là bộ phận có vai trò trực tiếp bảo vệ mặt đồng hồ. Trong quá trình sử dụng người dùng sẽ khó tránh khỏi những va chạm và tác động từ bên ngoài đến đồng hồ. Khi đó kính đồng hồ sẽ bảo vệ đồng hồ khỏi những tác động đó.

Kính đồng hồ cũng được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi loại kính sẽ có khả năng chống nước và chống nước khác nhau. Bốn loại kính thường được các nhà sản xuất lựa chọn là:

  • Kính khoáng (Mineral glass)
  • Kính cứng (Hardness glass)
  • Kính tráng Sapphire (S. Sapphire)
  • Kính Sapphire (Sapphire glass, Sapphire crystal)

Trong đó thì kính thường được dùng trong các dòng sản phẩm cao cấp chính là kính Sapphire với độ chống xước gần như hoàn hảo.

Bộ máy đồng hồ

Bộ phận quan trọng của một chiếc đồng hồ đeo tay chắc chắn sẽ là bộ máy. Đồng hồ đeo tay được chia thành hai loại là đồng hồ cơ và đồng hồ quartz. Với mỗi loại đồng hồ sẽ sử dụng bộ máy riêng.

  • Bộ máy quartz vận hành bằng pin và các vi mạch điện tử (IC). Những chiếc đồng hồ sở hữu máy Quartz sẽ có độ chính xác cao, hoạt động mạnh mẽ, khả năng chống sốc cao và giá thành rẻ hơn so với đồng hồ cơ.
  • Bộ máy cơ hoạt động nhờ vào cơ chế chuyển động cơ học (từ con người lẫn cỗ máy) để tạo ra năng lượng cho đồng hồ hoạt động mà không dùng pin như ở đồng hồ điện tử. Mặc dù không có độ chính xác cao như đồng điện tử, giá đắt hơn nhưng đồng hồ cơ lại sở hữu nhiều thiết kế độc đáo mà khó có thể tìm được ở dòng đồng hồ điện tử.

✨ Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.

✨ Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – VER.U – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *