Xử Lý Đồng Hồ Vào Nước Như Thế Nào? - GoldKarat
Được xếp hạng 0 5 sao
Lượt xem: 460

Xử Lý Đồng Hồ Vào Nước Như Thế Nào?

Khi đồng hồ bị vào nước, rất nhiều quý độc giả đọc những thông tin thất thiệt trên mạng hiện nay và xử lý theo, hoặc đọc một số thông tin đúng nhưng lại làm sai cách dẫn đến gây hại tới đồng hồ một cách nghiêm trọng, thậm chí là không thể khắc phục. Goldkarat sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem đâu là phương pháp có thể áp dụng và đâu là phương pháp cần tránh với một chiếc đồng hồ vào nước.

Tìm hiểu chỉ số chống nước của đồng hồ

Chỉ số chống nước (WR – Water Resistance) cho người dùng biết được khả năng khi tiếp xúc với nước của một chiếc đồng hồ. Chỉ số này đã trải qua nhiều quá trình đo đạc dưới áp lực nước và độ sâu nhất định trong phòng thí nghiệm.

Một số ký hiệu biểu thị chỉ số chống nước trên đồng hồ:

WR: Chỉ số này được khá nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ sử dụng để đo đơn vị mét. WR 30 được hiểu là chỉ số biểu thị khả năng chịu áp lực nước ở độ sâu 30m.

BAR: Đơn vị này bắt nguồn từ Anh và được sử dụng phổ biến ở Châu Âu, được sử dụng để đo áp lực nước. 1 BAR nghĩa là đồng hồ đó chịu được áp lực nước khi ở độ sâu 10m chúng vẫn có thể hoạt động ổn định.

ATM: Đại lượng này được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Ví dụ 1 ATM nghĩa là nó có giá trị xấp xỉ bằng 1 BAR, đồng thời đồng hồ sẽ chịu được độ sâu khoảng 10m.

Tìm hiểu chỉ số chống nước của đồng hồ

Các dấu hiệu đồng hồ bị vào nước

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết đồng hồ đó bị vào nước:

  • Trên bề mặt đồng hồ xuất hiện các hơi nước ngưng tụ tạo thành nhiều giọt nước li ti.
  • Bạn nghe được tiếng nước bên trong đồng hồ.
  • Khi bạn lắc thì xuất hiện nước rỉ ra bên ngoài mặc dù đồng hồ khô ráo.
  • Đồng hồ xuất hiện tình trạng chạy chậm dần và dừng hẳn.
  • Nghiêm trọng hơn là đồng hồ xuất hiện tình trạng han gỉ, ố kim loại.

Các dấu hiệu đồng hồ bị vào nước

Các nguyên nhân dẫn đến đồng hồ bị hấp hơi nước

Dưới đây là 5 nguyên nhân thường xuyên dẫn đến đồng hồ bị hấp hơi nước:

Chưa đóng chặt các chốt điều chỉnh khi để đồng hồ tiếp xúc với nước

Nguyên nhân đầu tiên mà thường hay gặp phải nhất là các chốt điều chỉnh chưa đóng chặt làm cho đồng hồ bị hấp hơi nước. Khi đó nước dễ dàng len lỏi qua các khe hở thông qua các chốt đó làm cho đồng hồ bị vào nước mặt dù đã được tích hợp tính năng chống nước.

Chưa đóng chặt các chốt điều chỉnh khi để đồng hồ tiếp xúc với nước

Đồng hồ tiếp xúc với nước quá khả năng cho phép

Phụ thuộc vào mỗi dòng đồng hồ mà sản xuất tích hợp tính năng chống nước khác nhau, thường thông số này được in trên mặt số hoặc mặt lưng của đồng hồ. Độ chống nước phổ biến nhất là 30m (3Bar/3ATM) cho phép đi mưa hoặc rửa tay. Ngoài ra, đối với đồng hồ chống nước trên 50m (từ 5ATM trở lên) bạn có thể sử dụng tương tự như ở mức chống nước 30m, tuy nhiên nó sẽ được đảm bảo an toàn hơn.

Đồng hồ tiếp xúc với nước quá khả năng cho phép

Tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột

Khi nhiệt độ môi trường xung quanh đồng hồ thay đổi lạnh đột ngột sẽ làm cho hơi nước trong không khí dễ dàng vào trong mặt đồng hồ. Đồng thời, khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao khiến cho các linh kiện, chi tiết trong đồng hồ bị ảnh hưởng dẫn đến hư hỏng, làm cho tính năng chống nước suy giảm.

Tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột

Tiếp xúc các hóa chất, dung dịch có tính kiềm, muối cao

Một nguyên nhân nữa khiến cho đồng hồ bị hấp hơi nước là tiếp xúc với hóa chất, dung dịch có tính kiềm, muối trong nước biển, ngay cả mồ hôi của bạn cũng dễ dàng len lỏi vào trong đồng hồ. Chúng sẽ ăn mòn, làm cho đồng hồ bị gỉ sét.

Tiếp xúc các hóa chất, dung dịch có tính kiềm, muối cao

Đồng hồ bị va chạm mạnh, tạo ra vết nứt

Cuối cùng là do đồng hồ vô tình bị va chạm mạnh vào cạnh tường, cạnh bàn,… tạo ra các vết nứt khi đồng hồ tiếp xúc với nước, hoặc đổ mồ hôi nhiều làm cho nước len lỏi từ các vết nứt vào bên trong đồng hồ tạo ra hiện tượng bị hấp hơi nước.

Đồng hồ bị va chạm mạnh, tạo ra vết nứt

Tác hại thường xảy ra với đồng hồ bị vào nước mà không được xử lí sớm!!

Đồng Hồ Cơ (Mechanical)

+ Với những dòng đồng hồ cơ gặp tình trạng nước vào để lâu sẽ sinh ra hiện tượng ố rỉ các cầu máy, ốc, bánh xe, vành tóc… Nguy hại hơn, khi nước bị trộn lẫn với dầu ở các đầu trục bánh xe, gây ra ma sát lớn, khi vận động nhiều có thể làm mòn hoặc gẫy trục các đầu bánh xe. Trường hợp này rất khó khăn để khắc phục, máy đồng hồ sẽ ngừng chạy hoặc chạy không ổn định.

+ Kim, cọc mặt số ố rỉ, rôm, mốc làm mất mĩ quan.Các chi tiết máy bị hoen rỉ, ố mốc làm mất thẩm mỹ, không còn đẹp. Thật tiếc khi 1 chiếc đồng hồ lộ đáy hoặc hở van tim mà xuất hiện ố gỉ trong máy đúng không các bác?

Đồng hồ Patek Philippe bị vào nước và gỉ xét máy

Đồng Hồ Pin(Quatz)

Ngoài việc mất thẫm mĩ ở ngoài mặt đồng hồ thì bộ máy đồng hồ Quartz dễ bị hư hại lớn.

Nước vào làm các mạch trên IC bị gỉ mốc và tỉ lệ chết IC là rất cao. Các mạch điện bị đoản mạch, pin dễ chảy nước làm hư hại thêm bộ máy.( IC là bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ Quartz mà khi lau dầu và thay bộ phận IC thì người dùng phải tốn lượng chi phí khá cao để thay thế và sửa chữa)

Đồng hồ quartz bị vào nước, cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới máy như gỉ sét

Cách Xử Lý Đồng Hồ Bị Nước Vào trên mạng – LIỆU CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

Đeo ngược đồng hồ lại

Cách này dựa trên nguyên lý nhiệt độ, khi đồng hồ bị vào nước, các bác đeo trên tay, sức nóng của cổ tay sẽ làm nước bốc hơi lên trên, gặp nhiệt độ lạnh hơn ở môi trường, nước sẽ tụ lại. Điều nguy hại ở đây là thay vì đồng hồ hấp hơi lên mặt số thì đồng hồ lại hấp hơi xuống đáy và bộ máy. Thậm chí điều này còn nguy hại hơn và cũng không thể dứt điểm được tình trạng hấp hơi nước nếu mẫu đồng hồ còn chống nước ở mức khá tốt.

Bọc vào giấy báo đút vào thùng gạo, hoặc là đặt thẳng đồng hồ vào thùng gạo

Nếu một mẫu đồng hồ còn chống nước tương đối tốt thì cách này sẽ không hiệu quả nếu các bác không rút núm, còn nếu các bác rút núm thì việc bụi bay vào máy là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Cách này có thể làm hết hơi nước nhưng lại mang một nguy hại hơn là bụi bay vào máy móc và làm kẹt cơ

Đặt dưới bóng đèn để làm bay hơi nước

Việc đặt dưới bóng đén, nhiệt độ do bóng đèn cung cấp sẽ làm bốc hơi nước lên, tuy nhiên nước có thoát được ra ngoài hay không lại là chuyện khác. Nếu điều này hiệu quả thì cũng sẽ phải mất khoảng thời gian rất lâu thì đồng hồ mới có thể thoát hơi nước ra ngoài. Chưa kể đến khả năng đồng hồ có thể bị ảnh hưởng do nhiệt nếu quá nóng sẽ làm cong vênh những chi tiết làm bằng nhựa trong bộ máy, thậm chí là nhưng chi tiết bằng kim loại.

Sử dụng Máy sấy để sấy khô

Giống như cách để dưới bóng đèn để cung cấp nhiệt, khi sấy bằng máy sấy cũng không hẳn là tốt nếu các bác không thể thao được riêng bộ máy ra, nước sẽ vẫn cứ luẩn quản trong mặt số và không thể thoát ra ngoài cho dù các bác có thể mở lắp đáy. Và nếu có thoát hết được ra ngoài cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.

Dùng gói hút ẩm

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để giúp đồng hồ nhanh chóng khô mà không làm nguy hại tới bất cứ các chi tiết nào, tuy nhiên việc sử dụng gói hút ẩm cũng không phải là phương pháp triệt để vì cũng sẽ mất tương đối thời gian để đồng hồ thoát hết nước ra ngoài. Và trong khoảng thời gian đó hoàn toàn nước có thể ảnh hưởng đến bộ máy rồi.

Tất cả những phương án trên chỉ nhằm duy nhất một mục đích là làm khô bộ máy đồng hồ bị vào nước. Vậy khả năng chống nước của đồng hồ có còn đảm bảo không? hay những cặn bẩn thậm chí là cặn muối nếu có đi kèm với nước thì sao. Những cặn bẩn sẽ làm bộ máy bó két lại, các chuyển động không còn trơn chu hay muối còn đọng lại cũng vẫn có thể làm gỉ máy nhanh chóng.

Như vậy theo em tất cả những giải pháp trên đều là những giải pháp xử lý trước mắt, điều quan trọng các bác vẫn cần tới một địa chỉ uy tín gần nhất để xử lý chống nước cho đồng hồ, và cần thiết có thể sẽ cần lau dầu bảo dưỡng.

Goldkarat sẽ Xử Lí Đồng Hồ Bị Nước Vào Như Thế Nào?

Thông thường những chiếc đồng bị nước vào thì việc xử lí tốt nhất là lau dầu đồng hồ (chùi dầu) bảo dưỡng lại phần máy. Với những chiếc bị gỉ trong máy, các chi tiết máy sẽ được xả gỉ, làm sạch và làm bóng lại bề mặt. Tại các vị trí cần thiết, các kỹ thuật viên sẽ chấm dầu chuyên dụng để đảm bảo độ thẩm mỹ và chạy ổn định của bộ máy đồng hồ. Đảm bảo là tất cả phần nước và mạt dầu làm tăng ma sát trong  máy được loại bỏ hết

.

Các vị trí trên vỏ đồng hồ làm vào nước sẽ được phát hiện bằng máy test chuyên dụng.

Phần gioăng hư hỏng của núm, kính hoặc đáy sẽ được bảo dưỡng hoặc thay mới, đảm bảo đồng hồ kín khít tốt.

Khi hoàn máy móc được lắp ráp hoàn thiện, đồng hồ được kiểm tra qua các bước:

  • Kiểm tra nhanh chậm và sự ổn định của cỗ máy đồng hồ.
  • Kiểm tra thời gian tích cót với đồng hồ cơ, đồng hồ pin trước khi trả phải được test qua 24 tiếng.
  • Kiểm tra mức độ chống nước của đồng hồ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chống nước như hãng yêu cầu.
  • Đóng gói và để vào tủ bảo quản đồng hồ trong thời gian khách đến nhận.

Tại sao lại chọn Goldkarat là nơi gửi gắm khi đồng hồ của bạn bị vào nước

  • Chúng tôi có kinh nghiệm trên 10 năm về sữa chữa đồng hồ, kỹ năng chuyên môn cao.
  • Máy móc hiện đại nhất, đạt chuẩn thụy sỹ.
  • Nhân viên tư vẫn nhiệt tình.
  • Giá cả hợp lý

✨ Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.

✨ Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – VER.U – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *